Hôm nay, ngày 18/04/2024

DỊCH VỤ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

LIÊN KẾT WEBSITE

Đối tác - Quảng cáo

Thống kê

Số lượt truy cập 402.642
Tổng số Thành viên 9
Số người đang xem 3
Bệnh tay chân miệng

Đăng ngày: 29/11/2021 16:40
Bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

 1. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LÀ GÌ

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus đường ruột gây ra.

Tác nhân thường gặp nhất là virus Coxsackie A16, trong khi Enterovirus 71 (EV71) thì ít gặp hơn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh TCM là như nhau bất kể loại vi rút gây bệnh nào. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm loại EV71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như biến chứng viêm màng não do vi rút, biến chứng viêm não hoặc tổn thương cơ tim.

        Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, số trường hợp tử vong vì bệnh TCM chủ yếu là do enterovirus 71 gây ra, tử vong phổ biến nhất là nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% - 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh TCM ở trẻ em).

        Bệnh lây truyền từ người sang người, chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ mắc bệnh.Bệnh thường tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên cũng có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho trẻ và thậm chí dẫn đến tử vong.

        Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi liên quan đến các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi vui chơi.

2. TRIỆU CHỨNG GỢI Ý TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG

Việc phát hiện sớm bệnh TCM ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi, trẻ được chăm sóc và theo dõi sát, hạn chế được những rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu phát hiện và điều trị quá trễ. Bệnh TCM ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau:

Trẻ thường sốt nhẹ, nhiệt độ dao động từ 37.5 độ C đến 38 độ C. Tuy nhiên có những trẻ bị sốt cao liên tục trên 39 độC là một  trong những dấu hiệu gợi ý trẻ bị tay chân miệng nghiêm trọng cần nhập viện để điều trị.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tổn thương hồng ban, bọng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.

Một trong những biểu hiện rất thường gặp là tình trạng loét miệng. Vị trí loét miệng thường được phát hiện nhiều nhất  là vùng hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, số lượng từ 1 đến vài mụn loét trong miệng. Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống là lý do trẻ không chịu ăn, không chịu bú và thường chảy nước bọt liên tục.

        Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện nghi ngờ, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để trẻ được điều trị kịp thời và có biện pháp cách ly, chăm sóc hợp lý.

3.  BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO: 

Hầu hết những trẻ tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà theo các nguyên tắc sau: 
- Cách ly đúng cách giữa trẻ bệnh - trẻ lành để hạn chế sự lây nhiễm

  • Trẻ mắc bệnh cần nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh để ngăn chặn sự lây nhiễm cho trẻ khác trong môi trường học đường. 
  • Trong nhà có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối, khuyến khích trẻ bệnh không nên chơi chung với trẻ lành trong thời gian mắc bệnh, cần giám sát chặt chẽ các hoạt động thường nhật của trẻ bệnh. 
  • Cần mang khẩu trang y tế khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh và cho cả trẻ bệnh. 
  • Sau khi tiếp xúc phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch ngay. 

- Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ bệnh giúp trẻ mau lành bệnh

  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng với nước sạch. 
  • Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm qua đường tay - miệng. 
  • Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được tẩy trùng sạch sẽ bằng nước sôi trước khi giặt sạch bằng xà phòng. 
  • Vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn nên được luộc bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt. 
  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Sử dụng thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ: Hiện tại bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm: 
    • Giảm đau miệng và hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol (liều 10-15mg/kg/lần mỗi 4-6h), có thể phối hợp thêm Ibuprofen nếu không hạ sốt. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin để hạ sốt, giảm đau cho trẻ. 
    • Có thể sử dụng Antiacid dạng gel chấm vào sang thương ở miệng giúp trẻ giảm đau, ăn uống dễ dàng hơn. 
    • Giảm ngứa bằng các thuốc kháng histamin thông thường như Chlorpheniramine, Theralen... theo chỉ định của bác sĩ. 
    • Bổ sung nhiều nước cho trẻ, nhất là các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin. 
    • Chế độ ăn hang ngày cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
    • Cần kiêng cho trẻ ăn các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc.

- Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:

  • Sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực. 
  • Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần. 
  • Run chi (khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm). 
  • Yếu chi. 
  • Trẻ đi đứng loạng choạng. 
  • Trẻ đảo mắt bất thường. 
  • Nôn ói nhiều. 
  • Quấy khóc (dỗ không nín). 
  • Co giật. 
  • Thở mệt. 

        Đối với những trường hợp bệnh từ độ 2 trở lên phải nhập viện và điều trị, theo dõi theo phác đồ Bộ Y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2020), Phác đồ điều trị nhi khoa
  2. Bộ Y tế (2011). Cẩm nang hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân miệng.
  3. Hand, foot, and mouth disease: https://www.cdc.gov/features/handfootmouthdisease/index.html

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Viêm vùng miệng do Candida
Thiểu sản men
BIỂU HIỆN VÙNG MIỆNG CỦA NHIỄM HIV
Hội chứng Gardner
LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM VÀ BÀI TẬP TRỊ LIỆU ĐƠN GIẢN
Apthae (Áp tơ)
Bệnh nha chu - Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
Bệnh sâu răng - Nguyên nhân và cách điều trị

Nha khoa Minh Triết

120 Lý Tự Trọng, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Email: tmtriet2004@yahoo.com - ĐT: 0710 389 6607 - 0939 25 1515  -  01222 89 6607

Copyright Nha khoa Minh Triết. All rights reserved