Hôm nay, ngày 23/11/2024

DỊCH VỤ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

LIÊN KẾT WEBSITE

Đối tác - Quảng cáo

Thống kê

Số lượt truy cập 428.576
Tổng số Thành viên 9
Số người đang xem 21
LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM VÀ BÀI TẬP TRỊ LIỆU ĐƠN GIẢN

Đăng ngày: 20/06/2015 10:38
LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM VÀ BÀI TẬP TRỊ LIỆU ĐƠN GIẢN
    Bệnh nhân thường bị đau ở vùng quai hàm hoặc khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, do bộ máy nhai có khả năng thích nghi cao, chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số họ có biểu hiện bệnh rõ ràng. Việc chẩn đoán và điều trị muộn có thể dẫn tới hỏng khớp, tiêu các đầu xương, gây xơ cứng khớp. Khi thấy có biểu hiện đau mỏi vùng khớp thái dương hàm, nhất là khi đau tiến triển chậm, lặp đi lặp lại, nên đến tham vấn ở các trung tâm răng hàm mặt.

 

Bệnh lý này ban đầu gây đau các cơ vận động hàm (còn gọi là cơ nhai), sau đó gây tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương hàm.  

 

A. BIỂU HIỆN BỆNH:

 Mỏi cơ hàm: Người bệnh ban đầu có cảm giác mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.

 Đau: Xuất hiện muộn hơn. Lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai. Đau khu trú ở các cơ quanh quai hàm, sau đó chuyển sang khớp thái dương hàm và toàn đầu.

 Há miệng hạn chế.

 - Nghe thấy tiếng kêu ở khớp khi há ngậm miệng.

 - Ảnh hưởng tới nhiều cơ quan lân cận: gây ù tai, chóng mặt, lung lay răng…

 Các triệu chứng trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, rồi tự hết làm người bệnh không chú ý.


 B. NGUYÊN NHÂN:

  Các lý do chính dẫn tới loạn năng thái dương hàm bao gồm:

  - Bất thường về răng: mất răng, các răng lân cận bị xô lệch, sai khớp cắn, răng khôn mọc lệch...

  - Chấn thương khớp do tai nạn

  - Tật nghiến răng

  Đôi khi bệnh có thể liên quan tới nghề nghiệp như nhạc sĩ violon, người trực tổng đài phải kẹp điện thoại thường xuyên vào cổ...


C.ĐIỀU TRỊ

 1.  Điều trị nội khoa

 Điều trị nội khoa hay điều trị thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tuỳ thuộc triệu chứng mà sử dụng các loại thuốc khác nhau.

 2. Điều trị nắn khớp

 Nắn khớp là thủ thuật đưa lồi cầu định vị trở lại trên đĩa khớp trong trường hợp mới bị há miệng hạn chế lần đầu trong thời gian không quá một tuần.

 3. Vật lý trị liệu

 Vật lý trị liệu bao gồm các biện pháp massage, chườm ấm, chiếu tia hồng ngoại là những biện pháp điều trị hỗ trợ nhằm tăng tuần hoàn vùng khớp, giúp cải thiện triệu chứng đau. Vât lý trị liệu không phải là phương pháp điều trị chính trong điều trị loạn năng khớp thái dương hàm.

 Tập vận động hàm dưới hoặc các bài tập phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng ở những bệnh nhân được trị phẫu thuật can thiệp khớp thái dương hàm.

 4.  Máng nhai

 Máng thư giãn (relaxation splint) là loại máng nhai phổ biến nhất, nhằm phục hồi tạm thời khớp cắn chức năng, qua đó tác động giãn cơ các cơ nhai vừa là điều trị triệu chứng, vừa là điều trị nguyên nhân (tạm thời). Máng thư giãn còn là một thử nghiệm chẩn đoán liên quan giữa rối loạn khớp cắn và rối loạn khớp thái dương hàm, trước khi quyết định can thiệp khớp cắn. Máng nhai thư giãn thường mang vào ban đêm khi đi ngủ trong thời gian 3 - 6 tháng.

 Một số trường hợp máng nhai được chỉ định mang liên tục 24/24 trong 3 ngày đầu tiên, rồi sau đó mới mang vào ban đêm.

 Máng nhai là điều tri không xâm phạm và có tính hoàn nguyên, thường đươc lưa chon đầu tiên trong điều tri . Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không phải là giải pháp triệt để trong điều trị loạn năng khớp thái dương hàm.

 5.  Điều chỉnh khớp cắn đơn giản bằng mài chỉnh hay tái tạo hướng dẫn răng nanh

 Mài chỉnh khớp cắn hay tái tạo hướng dẫn răng nanh thường chỉ thực hiện sau khi mang máng nhai từ 6 tuần đến 3 tháng, giúp sự tiếp xúc răng được đều và tốt hơn, làm cho vận động hàm dưới được trơn tru, dễ dàng hơn. Mài chỉnh khớp được thực hiện trong nhiều lần điều trị và đánh giá đáp ứng.

 6. Tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng phục hình răng hay chỉnh nha

 Trường hợp rối loạn khớp cắn trầm trọng, không the điều trị bằng mài chỉnh khớp cắn, sẽ được tái tạo khớp cắn toàn bộ bằng giải pháp phục hình, chỉnh nha hoặc phẫu thuật chỉnh hình xương.

 7.  Phẫu thuật nội soi khớp đơn giản

 Phẫu thuật nội soi khớp được chỉ định khi không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn. 

 8.  Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp và vi phâu thuật tạo hình khớp

 Phẫu thuật nội soi khớp phức tạp và vi phẫu thuật tạo hình khớp được chỉ định khi không đáp ứng với nội soi khớp đơn giản. Nội soi khớp phức tạp được thực hiện tại bệnh viên dưới gây mê. 

 Lưu ý: Điều trị can thiệp khớp cắn (máng nhai, mài chỉnh khớp cắn, tái tạo khớp cắn toàn bộ) là điều trị bắt buộc trước khi tiến hành can thiệp tại khớp. Nếu tình trạng bệnh lý khớp không cải thiện mới tiến hành can thiệp tại khớp. Thời gian theo dõi, đánh giá đáp ứng điều trị từ 2 tháng đến 6 tháng.


MỘT SỐ BÀI TẬP TRỊ LIỆU BAN ĐẦU

CHO BỆNH NHÂN LOẠN NĂNG KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

A. BÀI TẬP GIẢN CƠ:

1. Giản nhóm cơ nâng hàm:

- Đặt bàn tay chống cằm để cản lại lực há của hàm dưới

- Há miệng từ từ đến tối đa (không gắng sức)

- Giữ ở tư thế đó 5 giây, sau đó ngậm miệng lại từ từ

- Lặp lại 5 lần, thực hiện lúc nghỉ ngơi trong ngày.

2. Giản nhóm cơ đưa hàm sang bên:

- Đặt bàn tay trái lên mặt bên trái để cản lại lực đưa hàm dưới qua trái.

- Đưa hàm dưới qua trái tối đa (không gắng sức)

- Giữ ở tư thế đó 5 giây, sau đó đưa hàm về vị trí bình thường

- Thực hiện tương tự các bước trên đối với bên phải.

Lặp lại 5 lần, thực hiện lúc nghỉ ngơi trong ngày.

 

B. BÀI TẬP VẬN ĐỘNG KHỚP Ở VỊ TRÍ TƯƠNG QUAN TÂM:

- Ngậm miệng, răng hai hàm chạm nhẹ.

- Đưa đầu lưỡi chạm vào mặt trong răng cửa trên

- Đưa đầu lưỡi di chuyển về phía khẩu cái mềm (lưỡi gà) và giữ lưỡi ở tư thế đó.

- Di chuyển hàm dưới xuống từ từ đến tối đa sao cho 2 môi vẫn chạm hờ, đầu lưỡi vẫn chạm vào khẩu cái mềm.

- Giữ ở tư thế đó 5 giây, sau đó ngậm miệng lại từ từ

- Lặp lại trong 5 phút, ngày 2 lần (sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ).

 




 



| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Apthae (Áp tơ)
Bệnh nha chu - Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
Bệnh sâu răng - Nguyên nhân và cách điều trị

Nha khoa Minh Triết

120 Lý Tự Trọng, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Email: tmtriet2004@yahoo.com - ĐT: 0710 389 6607 - 0939 25 1515  -  01222 89 6607

Copyright Nha khoa Minh Triết. All rights reserved