Trường hợp nào có thể phẫu thuật cắt xương hàm dưới chữa móm?
- Khuôn mặt có xương hàm dưới đưa ra trước
- Xương hàm vùng cằm vuông
- Khi ngậm miệng răng cửa xương hàm dưới phủ ngoài răng của xương hàm trên
- Khớp cắn chéo khi hai hàm cắn khít ở vị trí trung tâm
- Cằm dài hay ngắn mất hài hòa khuôn mặt, cằm lẹm, cằm thấp
- Cằm lệch trái hay phải
Phẫu thuật cắt xương hàm dưới chữa móm có đau không?
- Trước khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân sẽ được gây mê.
- Bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật hàm.
- Các trang thiết bị hiện đại nhất hỗ trợ tối đa ca mổ nhằm giảm đau đớn cho bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân hồi tỉnh chỉ có cảm giác hơi đau,và ê buốt nhẹ ở vết thương.
Phẫu thuật cắt xương hàm dưới chữa móm được thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Khách hàng cần được đặc lịch hẹn với bác sĩ chuyên gia từng trải qua học về nha khoa, am hiểu tất cả các bệnh lý về răng, am hiểu tất cả các bệnh lý về hàm mặt, am hiểu về phẫu thuật thảm mỹ khuôn mặt
- Bước 2: Lấy dấu răng bằng cao su hay Alginate
- Bước 3: Đổ mẫu hai hàm răng
- Bước 4: Chụp ảnh các tư thế mặt
- Bước 5: Chụp phim xương hàm. Chụp CT scan
- Bước 6: Làm xét nghiệm tổng quát
- Bước 7: Sau đó dựa vào phim XQuang, phim CT và mẫu hàm bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phẫu thuật khuôn mặt bạn hài hòa. Nếu thiếu mẫu hàm thì sẽ không thể quyết định đúng đắn cho phẫu thuật.
Trước phẫu thuật chỉnh hình khuôn mặt có liên quan đến xương hàm:
- Bác sĩ kiểm tra xét nghiệm - Bác sĩ đo đạt phim xương hàm
- Bệnh nhân cần được cạo vôi răng, súc miệng, điều trị trám các răng sâu để không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phẫu thuật